Chúng tôi đến nhà ông trong một buổi chiều hè oi ả, dưới rặng tre xanh mát là mái nhà ngói đỏ rêu phong. Ông là Phạm Văn Sáu, người thương binh nghị lực và gương mẫu, câu chuyện ở ông là một sự hồi sinh kỳ diệu.
Thời trai trẻ anh hùng
Ông Sáu sinh năm 1951 ở một làng quê nay thuộc phường Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên. Lớn lên trong một thế hệ đã được lịch sử chọn để trở thành những người anh hùng, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc ông lên đường nhập ngũ vào nam chiến đấu. Trải qua nhiều khó khăn gian khổ, băng rừng vượt suối giữa mưa bom bão đạn của kẻ thù, ông vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Khi cuộc chiến kết thúc, chính nghĩa được thực thi, ông trở về quê hương gây dựng cuộc sống mới nhưng một phần xương máu của mình thì ở lại mãi với núi sông chiến trường.
Dưới bức tường vôi trắng phòng khách treo kín những huân huy chương bằng khen, người con trai của ông không dấu được niềm tự hào khi kể về câu chuyện xưa của bố mình.

Cuộc sống vốn dĩ vô thường
Buông cây súng trong tay, ông Sáu lại trở về thành một người nông dân bình thường, cuộc sống lẳng lặng đổi thay theo nhịp đập của đất nước.
Sinh – lão – bệnh – tử, vốn là quy luật tự nhiên chẳng buông tha ai bao giờ. Qua tuổi lục tuần, những dấu ấn thời gian bắt đầu in đậm trên cơ thể người lính cũ. Mỗi khi trái gió trở trời, ngoài cơn đau từ thời chiến tranh, cơn đau xương khớp cũng ngày một nhiều. Rồi những căn bệnh của thời hiện đại như tiểu đường, huyết áp cũng ập đến. Qua nhiều năm, chạy chữa khắp nơi, thời gian nằm viện nhiều dần, có lúc như cơm vữa hằng tuần.

Đã có lúc muốn buông xuôi…
Vào một ngày trời mưa âm u, cơn đau đầu ập đến với ông Sáu. Ông bị tai biến, sau đợt nằm viện kéo dài, ông không còn cử động được một nửa cơ thể của mình. Trong buồng tối, chiếc giường trở thành người bạn gắn chặt với ông như hình với bóng.
Ông Sáu chia sẻ: “ Đau đớn tôi không sợ, sợ nhất là những lần đi khám định kỳ, lại phải phiền con cháu”
Mỗi lần lĩnh thuốc tiểu đường, huyết áp hàng tháng ở viện, những người con, người cháu lại cùng nhau thuê xe giường nằm để đưa ông đi đến nơi về đến chốn.
Hai chị đi lấy chồng xa, chẳng mấy khi được về với bố, người con trai út phải cáng đáng nuôi ông. Anh chia sẻ: “ Mình làm thợ xây, đồng lương chẳng được bao nhiều. Mỗi lần đến hẹn của bác sĩ là lại xin nghỉ cả ngày đưa ông đi. Ngày thường thì không có sao, nhưng những ngày đông mưa phùn gió bấc, lại phải đi từ 5 giờ sáng đợi xếp sổ đến lân khám rồi chờ xét nghiệm, đúng là một cực hình với ông cụ”
Ống Sáu có lúc nói: “ Ngày còn trẻ kẻ thù mạnh là thế vẫn chiến thắng được vì họ còn là con người, còn nay quy luật tự nhiên ai mà thắng được, già – bệnh thì đành “ nghỉ ngơi “ thôi! ”
…
Niềm hy vọng đến!
Đầu năm 2021, qua giới thiệu của bạn bè và tìm hiểu những người xung quang, người nhà ông Sáu đã biết đến Bác sĩ Luân.
Với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm ngay tại nhà người bệnh, ông được kiểm tra sức khỏe trong chính căn buồng của mình.
Người nhà chia sẻ: “ Đi khám ở viện, người đông, thời gian bác sĩ giành cho mình ít, chờ đợi mệt mỏi nên tôi chỉ muốn làm nhanh cho xong”
Bác sĩ về tận nơi thăm khám, có nhiều thời gian đi sâu, đi sát bệnh nhân hơn, kê thuốc và đưa ra những biện pháp chăm sóc thích hợp, hiệu quả điều trị được cải thiện rõ rệt. Những lần kiểm tra gần nhất, mọi chỉ số của ông Sáu đều trong giới hạn bình thường so với tuổi của mình.
Ông hồng hào và tăng cân hơn trước, thể trạng ông hồi phục một cách thần kỳ, niềm vui đã xuất hiện nhiều hơn trên khuôn mặt của ông lão gầy. Thăm ông ở trong buồng, ông kể sẽ có một ngày ông đứng dậy được để cho con cháu nhìn vào mà học tập rồi phả ra một chàng cười không ngớt.
Người con trai nói với chúng tôi: “ Ông đã hồi sinh – một sự hồi sinh kỳ diệu! “
Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến và lấy máu xét nghiệm tại nhà. xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân, Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.
(Thông tin cá nhân trong bài viết đã được sự cho phép của người bệnh)