Thay băng vết thương tại nhà là công việc vô cùng quan trọng giúp vết thương mau lành, tránh nhiễm trùng và hạn chế để lại sẹo.
Câu hỏi:
Bạn Nguyễn Thị Thu Hường – SĐT 0915329521; Trường mầm non Trung Nguyên, Yên lạc, Vĩnh Phúc có đặt câu hỏi: “Em vừa có một vết thương đã được khâu lại. Xin Bác sĩ hãy chỉ cho em biết cách thay băng vết thương này tại nhà như thế nào cho đúng cách ạ. Em xin cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
1. Khi nào cần thay băng vết thương?
Bình thường mỗi ngày sẽ thay băng 1 lần, tuy nhiên một số trường hợp sẽ phải thay băng thêm như băng bị thấm ướt nhiều dịch, băng bị dính bẩn, bị té nước ẩm ngoài ý muốn.
2. Những thứ cần chuẩn bị trước khi thay băng
Cồn iod
Gạc vô khuẩn
Chai nước muối sinh lý
Băng dính hoặc băng cuộn
Găng tay y tế ( nếu có thể )
3. Các bước khi thay băng vết thương tại nhà
Bước 1: Người trực tiếp thay băng cho bệnh nhân nên rửa sạch đôi bàn tay của mình bằng xà phòng, sử dụng găng tay y tế nếu có thể.
Bước 2: Chủ động tẩm ướt băng che vết thương bằng nước muối sinh lý trong vòng 15 phút.
Bước 3: Nhẹ nhàng bóc băng ra khỏi vết thương
Bước 4: Lau rửa sạch dịch đọng bề mặt và các vảy máu đen bám ở vết thương bằng gạc ẩm
Bước 5: Nặn dịch tụ bên trong vết khâu ( đây là bước quan trọng nhất )
Ta tiến hành nặn dịch theo 2 kỹ thuật: ấn 2 mép vết thương và lăn tròn gạc dọc theo vết khâu
Bước 6: Sát khuẩn vết thương
Pha loãng cồn iod với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:5; sau đó dùng gạc tẩm dung dich cồn pha loãng trên sát khuẩn dọc theo thứ tự các đường 1 – 2 – 3 – 4 – 5 ( với cách A ); hoặc theo thứ tự các đường 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 ( với cách B )

Bước 7: Băng lại vết thương bằng gạc vô khuẩn rồi cố định bằng băng cuộn hoặc băng dính

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe về chăm sóc vết thương, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luân