Sau mổ gãy xương một thời gian nhất định, nhiều trường hợp có chỉ định tháo phương tiện kết hợp xương. Sau đây là Quy trình phẫu thuật tháo phương tiện kết hợp xương do Bộ y tế ban hành.

1. Đại cương về tháo phương tiện kết hợp xương
Tháo phương tiện kết hợp xương là tháo ra các phương tiện cố định diện gãy xương khi tình trạng xương đã liền, hay do tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật phải lấy bỏ.
2. Chỉ định tháo phương tiện kết hợp xương
Các phương tiện kết hợp xương tạm thời( như K- wires hay phương tiện cố định ngoài)
Các trường hợp phương tiện kết hợp xương có nguy cơ của sự ăn mòn, phản ứng dị ứng, tiêu xương
Các tiêu chuẩn xuất phát từ phẫu thuật: gãy phương tiện kết hợp xương, nhiễm khuẩn, hoại tử vô khuẩn, tổn thương nội khớp, viêm gân hay đứt gân.
Theo nhu cầu của người bệnh không hài lòng khi có di vật trong người.
3. Chống chỉ định
Người bệnh không có nhu cầu phẫu thuật
Xương chưa liền, can xương chưa vững chắc
4. Quy trình chuẩn bị trước khi tháo phương tiện kết hợp xương
Người thực hiện
Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình
2 bác sĩ phụ mổ
1 Điều dưỡng típ dụng cụ
1 Bác sĩ Gây mê hồi sức
1 Điều dưỡng phụ mê
1 Điều dưỡng hỗ trọ bên ngoài
Người bệnh
Được giải thích về tình trạng bệnh tật, lợi ích, rủ ro và các biến chứng có thể xẩy ra
Hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và xét nghiệm
Phương tiện
Bộ dụng cụ kết hợp xương thông thường
Dự kiến thời gian phẫu thuật:
40phút
5. Quy trình các bước tiến hành tháo phương tiện kết hợp xương
Tư thế
Người bệnh nằm ngửa, tay dạng và đặt trên bàn mổ
Kê gối dưới vai bên phẫu thuật
Vô cảm
Gây tê đám rối cánh tay hoặc tủy sống
Gây mê nội khí quản
Kỹ thuật
Bước 1: Sát trùng toàn bộ chi bằng Bêtadin hoặc cồn 70°
Bước 2: Ga rô cầm máu đối với những vị trí có thể được
Bước 3: Rạch da theo đường mổ cũ
Bước 4: Bộc lộ và tháo phương tiện KH xương
Bước 5: Đục bỏ xương chồi
Bước 6: Dẫn lưu
6. Theo dõi và xử trí tai biến sau tháo phương tiện kết hợp xương
Theo dõi
Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, dẫn lưu, vận động cảm giác chi thể…để phát hiện các biến chứng sau mổ
Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ
Tai biến và xử trí
Chảy máu: Băng ép cầm máu nếu không được thì mổ lại cầm máu
Nhiễm trùng: Thay kháng sinh, điều tri theo kháng sinh đồ, bù nước và điện giải cho người bệnh
Xương gãy lại: Mổ kết hợp xương
Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.
Bác sĩ Nguyễn văn Luân