Cấp cứu hóc dị vật đường thở

Hóc dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi, do vật lạ rơi vào đường thở gây hẹp hoặc tắc hoàn toàn đường dẫn khí. Đây là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề như tổn thương não không hồi phục, thậm chí gây tử vong.

1. Tác nhân nào gây ra dị vật đường thở cho trẻ?

Do trẻ sặc thức ăn như cháo, sữa, cơm…

Hít vào đường thở các vật nhỏ hay gặp như các loại hạt, kẹo viên, thuốc viên…, cũng có thể là đồ chơi và các vật dụng nhỏ như hòn bi, nắp bút, đầu lọc thuốc lá…

Sặc do đờm dãi, các loại thức uống…

2. Biểu hiện khi trẻ có dị vật đường thở thế nào?

Trẻ đột ngột ho sặc sụa, khó thở, không khóc được sau đó tím tái nhanh chóng dẫn đến ngừng thở, hôn mê

3. Xử trí cấp cứu ngay lập tức

3.1 Đối với trẻ dưới 2 tuổi

Thực hiện thao tác vỗ lưng, ấn ngực:

Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái. Dùng ngón trỏ và ngón giữa tay trái đẩy cằm trẻ lên cho cổ ưỡn tránh gập đường thở

Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.

Sau đó, lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu trẻ còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.

Thao tác vỗ lưng, ấn ngực

Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

3.2 Đối với trẻ trên 2 tuổi

Theo kinh nghiệm của các Bác sĩ, thực hiện động tác dốc ngược trẻ lên trồng cây chuối đồng thời vỗ lưng sẽ có hiệu quả cao nhất

TS.BS.CKII Hoàng Lương hướng dẫn cấp cứu trẻ trên 2 tuổi bị hóc dị vật
3.3 Đối với người lớn

Thực hiện thủ thuật Heimlich

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Viết một bình luận