Chì là một độc chất kim loại nặng có trong môi trường bị ô nhiễm và cả những vật dụng hàng ngày. Sau đây là Phác đồ điều trị ngộ độc chì ở trẻ em do Bệnh viện Nhi đồng 1 phát hành năm 2020.
1. Chẩn đoán ngộ độc chì ở trẻ em
Trẻ có tiếp xúc với chì: gia đình làm bình ắc quy, nấu chì, sơn dầu, ngậm đồ chơi có sơn chì.

Lâm sàng:
• Ngộ độc mãn: đau bụng, kém ăn suy dinh dưỡng, viền răng đen (đường viền Burton), thiếu máu, cao huyết áp, viêm thận mô kẽ.
• Bệnh lý não cấp: rối loạn tri giác, co giật, hôn mê, tăng áp lực nội sọ.
Cận lâm sàng:
• Phết máu: thiếu máu nhược sắc, basophic stippling trên hồng cầu, tăng hồng cầu lưới.
• X quang đầu xương dài: đường viền chì ở đầu xương, vùng sụn tăng trưởng.
• ALA/nước tiểu > 13 mg/L.
• Dịch não tủy: do ngụy cơ tụt não nên chỉ chọc dịch não tủy trong các ca bệnh não cấp không có phù gai thị cần chẩn đoán phân biệt viêm màng não. Dịch não tủy: áp lực tăng, protein tăng, tế bào bình thường hoặc tăng nhẹ <100/ mm3.
• Nồng độ chì trọng máu tĩnh mạch: > 25 pg/dL. (Hiện chưa đo được nồng độ chì trong máu).
• Thử chức năng thận trước khi dùng EDTA (Calcitetracemate disodique), EDTA chống chỉ định khi có suy thận).
2. Phác đồ điều trị ngộ độc chì ở trẻ em
Nguyên tắc điều trị
• Cách ly bệnh nhi ra khỏi môi trường tiếp xúc với chì.
• Thuốc tăng thải chì.
• Điều trị biến chứng.
Ngộ độc mãn:
Khi ô ALA/nước tiểu > 13 mg/L:
• Không triệu chứng lâm sàng: chỉ cần cách ly khỏi môi trường tiếp xúc chì.
• Có triệu chứng lâm sàng: D-Penicilamine (Trilovol 0,3g) liều 100mg/kg chia ngày 3 lần, uống 30 phút trước bữa ăn. Thời gian điều trị trung bình là 3 tháng.
• Nồng độ chì trong máu quá cao > 70 pig/dL có chỉ định điều trị EDTA. Nhưng do không định lượng được chì trong máu nên các bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nặng hoặc có biến chứng như cao huyết áp cần giảm nhanh nồng độ chì trong máu thì cần điều trị EDTA.
Bệnh não cấp do ngộ độc chì:
• EDTA khi không suy thận:
Liều 1500 mg/m2 da/ngày, chia làm 4 lần, pha với Normal saline truyền TM trong 1 giờ, trong 5 ngày mỗi đợt. Nghỉ 2 ngày, thử lại chì trong máu hay ALA/nước tiểu trước khi quyết định điều trị đợt kế tiếp.
• Chống phù não: tăng thông khí nhằm giữ PaCO2 25-30 mmHg, Furosemide, Mannitol, Dexamethasone.
• Chống co giật: Diazepam tiêm tĩnh mạch.
• Hạn chế dịch, điều chỉnh rối loạn điện giải.
• Khi bệnh nhân ổn định chuyển sang D-Penicillamine uống.
Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luân