LÀM SAO ĐỂ TRẺ CAO LỚN?

Học đường là lứa tuổi trẻ phát triển toàn diện cả thể chất cũng như tinh thần. Theo xu thế của thời đại, chiều cao tốt là một lợi thế không nhỏ, ảnh hưởng tới sức lao động, thẩm mỹ, sự tự tin và cả thành công của các con sau này. Làm sao để trẻ cao lớn là nỗi trăn trở của nhiều bậc cha mẹ. Với những trẻ có vóc dáng nhỏ bé, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được nhờ những nghiên cứu hết sức bài bản, khoa học và có chứng minh thực tiễn tại cộng đồng. Sau đây là phương pháp thực hiện tăng chiều cao cho trẻ đạt hiệu quả hơn 95% các trường hợp đã có kiểm chứng lâm sàng. Phương pháp này được gọi là T-N-D. Vậy T-N-D là gì? Cách thực hiện T-N-D là như thế nào?

1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CAO LỚN VƯỢT TRỘI CỦA TRẺ

Làm sao để trẻ cao lớn

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em có 2 giai đoạn phát triển thể chất vượt trội là giai đoạn 1000 ngày đầu đời và giai đoạn tuổi dậy thì. Cha mẹ hãy nhớ cách tăng chiều cao tối ưu cho con chính là cung cấp đầy đủ dưỡng chất và xây dựng lối sống lành mạnh trong 2 giai đoạn quan trọng này.

Làm sao để trẻ cao lớn

Giai đoạn 1000 ngày đầu đời

Hành trình 1000 ngày đầu đời (từ khi trẻ là bào thai cho đến 24 tháng tuổi) là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao và thể chất. Trẻ nhỏ dưới 12 tháng có tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Lúc này, trẻ có thể nặng gấp 3 lần cân nặng lúc mới sinh và chiều dài nằm (chiều cao của trẻ) cũng tăng gấp rưỡi chiều dài lúc mới sinh vào cuối năm thứ nhất.

Nếu được nuôi dưỡng đầy đủ trẻ có thể tăng 25cm trong 1 năm đầu và tăng 10cm vào năm tiếp theo. Vậy là chỉ với 2 năm đầu đời trẻ có thể phát triển chiều cao đến 35cm. Một con số vô cùng ấn tượng và rất khó thể có thể lấy lại được sau này. Sau đó, trẻ chỉ tăng trung bình khoảng 5cm một năm ở các năm 2 tuổi đến 10 tuổi.

Làm sao để trẻ cao lớn?

Giai đoạn dậy thì

Khoảng thời gian dậy thì ở mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ dậy thì đến sớm, nhưng cũng có trẻ dậy thì muộn. Xu hướng ở cả trẻ trai và trẻ gái là dậy thì đến sớm hơn so với thế hệ trước. Tính trung bình trẻ em gái sẽ dậy thì từ khoảng 10 – 11 tuổi và kết thúc khoảng 15 – 16 tuổi. Trẻ em trai sẽ dậy thì từ 12 – 13 tuổi và kết thúc khoảng 16 – 17 tuổi.

Dậy thì đúng là lúc trẻ học đường. Cha mẹ chúng ta hãy tận dụng cơ hội “cuối cùng” giúp trẻ tăng tốc phát triển cao lớn tối đa. Dinh dưỡng và vận động góp phần “đánh thức” chiều cao tiềm năng ở tuổi dậy thì.

Ở giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé gái tăng mỗi năm khoảng 6 – 10 cm, đạt đỉnh 10 – 12cm vào năm dậy thì cao điểm nhất. Chiều cao bé trai tăng 7 – 12cm một năm, đạt đỉnh là 12 – 15cm năm cao điểm. Việc cao thêm 20 – 30cm ở tuổi dậy thì là hoàn toàn có thể.

Qua giai đoạn đoạn dậy thì (khoảng 15 tuổi ở nữ giới và khoảng 17 tuổi ở nam trở đi) chiều cao tăng chậm lại, chỉ khoảng 2 – 3cm một năm, đến lúc này đã quá muộn và lỡ cơ hội để tăng chiều cao.

2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHIỀU CAO

Làm sao để trẻ cao lớn?
Tỷ lệ phần trăm các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao

Yếu tố di truyền

Làm sao để trẻ cao lớn?

Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng phát triển cao lớn ở trẻ, chiếm 23%. Tuy nhiên, ngay cả ba mẹ có chiều cao khiêm tốn thì vẫn có thể yên tâm về khả năng phát triển chiều cao của con trong tương lai, chỉ cần có “chiến lược” cải thiện vóc dáng đúng cách là được.

Bạn không thể thay đổi bộ gen của con nhưng hoàn toàn có thể can thiệp các yếu tố khác để giúp con cải thiện tầm vóc hiệu quả như về dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, giấc ngủ” – Bác sĩ Nguyễn Văn Luân, chuyên gia cơ xương khớp.

Chế độ dinh dưỡng

Làm sao để trẻ cao lớn?

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả nhất. Bởi yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng đến 32% khả năng tăng chiều cao ở trẻ. Hai nhóm chất ảnh hưởng lớn nhất tới chiều cao đó là Protein và Các vitamin, khoáng chất.

Nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng thiếu chiều cao ở trẻ mặc dù chúng ăn rất nhiều là do chế độ ăn không hợp lý. Trẻ ăn nhiều tinh bột, đường, tiêu thụ nhiều chất béo, nhưng lại ít chất đạm và các vitamin, khoáng chất cần thiết.

Điều quan trọng nhất là bố mẹ nên chuẩn bị kỹ lưỡng thực đơn hằng ngày cho trẻ, nên cho trẻ ăn uống đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm có lợi và cho trẻ uống đầy đủ đơn vị sữa theo khuyến cáo của các chuyên gia.

Tập luyện thể dục thể thao

Làm sao để trẻ cao lớn?

Thói quen tập luyện thể dục thể thao có thể bắt nguồn ở mỗi người từ khi còn nhỏ. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, chọn môn thể thao thích hợp, cường độ tập phù hợp với thể chất của trẻ là “chìa khoá” góp phần mở đường cho trẻ cao lớn vượt trội. Khi thể dục thể thao sẽ tạo ra kích thích thường xuyên, liên tục lên hệ cơ xương khớp. Não bộ sẽ nắm bắt tín hiệu này và ra lệnh tăng cường tiết hormon tăng trưởng GH vào ban đêm.

Thay vì để con dành nhiều thời gian xem tivi, đọc truyện hay chơi game, bố mẹ nên chủ động khuyến khích con tích cực vận động ngoài trời nhiều hơn bằng việc tập luyện các môn thể dục thể thao tăng chiều cao. Đơn giản nhất đó là đu xà đơn, nhảy dây, bóng rổ, bóng chuyền và bơi lội.

Giấc ngủ

Làm sao để trẻ cao lớn?

Rất nhiều bố mẹ thắc mắc rằng dù đã cho con ăn đủ chất, vận động thường xuyên nhưng con vẫn chưa thể cao lớn như mong muốn. Rất có thể bố mẹ đang không chú ý đến giấc ngủ của con.

Khi ngủ cơ thể sẽ tiết ra hormon tăng trưởng GH (Growth Hormone). Theo đó, trẻ ngủ không điều độ, không đúng giờ, ngủ không sâu giấc… sẽ khiến cơ thể không tiết đủ hormone tăng trưởng (GH – Growth Hormone). Điều này vô tình làm hạn chế khả năng phát triển chiều cao tốt nhất ở trẻ.

Hormone GH do tuyến yên tiết ra, có chức năng kích thích sự tăng trưởng gần như toàn bộ tế bào trong cơ thể, giúp cơ thể cao lớn hơn. Theo các chuyên gia, cơ thể sẽ tiết hormone GH cao nhất khi đang ngủ sâu giấc, vào khoảng 22 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau. Do đó để cơ thể tiết hormone GH tốt nhất, trẻ bắt buộc phải ngủ trước 10 giờ và ngủ sâu.

3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TĂNG CHIỀU CAO T-N-D CHO TRẺ

Phương pháp T-N-D là gì?

Di truyền là yếu tố không thể can thiệp được, tuy nhiên chỉ cần làm tốt 3 yếu tố Thể dục, Ngủ, Dinh dưỡng thì đã có thể cải thiện được chiều cao của trẻ. T-N-D là viết tắt của 3 chữ cái đầu tiên trong Thể dục – Ngủ – Dinh dưỡng. 

Đã có nhiều nghiên cứu thực tế trên lâm sàng chứng minh rằng phương pháp T-N-D có hiệu quả hơn 95% các trường hợp tuân thủ theo.

Tại sao lại thực hiện theo thứ tự T-N-D như trên?

Thể dục được đặt đầu tiên, tiếp theo đó là giấc ngủ và cuối cùng là dinh dưỡng. Đây là thứ tự những thứ dễ thực hiện, ít chi phí được làm trước. Thực hiện được cái trước sẽ làm tiền đề để làm các bước về sau. Thể dục tốt sẽ kích thích làm trẻ ăn ngon, ăn khỏe, ngủ tốt.

4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN T-N-D GIÚP TRẺ CAO LỚN

Bước 1: Tập luyện thể dục thể thao

Các bài tập thể dục, thể thao giúp tăng chiều cao điển hình:

  • Tập xà đơn
  • Nhảy dây
  • Bóng rổ
  • Bóng chuyền
  • Bơi lội

Thời gian tập luyện ít nhất 30 – 60 phút một ngày.

Nên nhớ rằng, điều quan trọng không phải là cường độ nặng nhẹ mà là tính thường xuyên qua các ngày. Trẻ được tập luyện liên tục trong ít nhất 6 tháng liền sẽ tạo thành trí nhớ kích thích ở não, hiệu quả rất rõ rệt.

Trẻ tập ngắt quãng không thường xuyên, hay nghỉ tập không theo lịch, dù lúc tập lại có tăng cường độ nặng hơn rất nhiều với ý định bù lại ngày nghỉ thì cũng chẳng mang lại hiệu quả bao nhiêu.

Bài tập xà đơn

Chuẩn bị một chiếc xà đơn.

Những ngày đầu tiên, cho trẻ tập đu để làm quen xà. Lúc này có thể trẻ không lên được cái nào, nhưng điều đó là rất bình thường.

Cho trẻ tập tăng dần độ nặng theo từng ngày. Sẽ đến lúc trẻ lên xà được những cái đầu tiên. Tuy nhiên không tăng quá nhanh vì cơ chưa kịp thích nghi, dễ quá tải gây đau mỏi cơ.

Mục tiêu lý tưởng, trong một buổi tập trẻ có thể hoàn thành với phác đồ như sau:

  • Một lần tập gồm 10 cái lên xà.
  • Một buổi tập bao gồm 10 lần tập như vậy
  • Nghỉ 5 phút giữa các lần tập

Có thể thay đổi tư thế tay để rèn luyện các nhóm cơ khác nhau (tư thế Pull ups và Chin ups).

Làm sao để trẻ cao lớn?
Tư thế lên xà Pull ups giúp luyện cơ lưng, tư thế Chin ups giúp rèn cơ bắp tay trước

Bước 2: Chăm sóc giấc ngủ

Như đã nói ở trên, hệ xương của trẻ phát triển mạnh vào lúc ngủ, đặc biệt là trong khung giờ 22h – 4h sáng hàng ngày, đạt đỉnh cao nhất lúc 0h. Đây là lúc hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều nhất, giúp xương tăng khả năng hấp thụ canxi. Vì thế ngủ đủ giấc chính là một trong những điều kiện tiên quyết để trẻ có thể phát triển chiều cao tối ưu

Độ dài giấc ngủ là bao lâu là hợp lý?

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ Hoa Kỳ, để đảm bảo thể chất phát triển khỏe mạnh, trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau cần độ dài giấc ngủ khác nhau. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh: Cần ngủ từ 14 – 17 giờ/ngày.
  • Trẻ nhỏ: Cần ngủ từ 12 – 15 giờ/ngày.
  • Trẻ mới biết đi: Cần ngủ từ 11 – 14 giờ/ngày.
  • Trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi): Cần ngủ từ 10 – 13 giờ/ngày.
  • Trẻ trong độ tuổi đi học (6 – 11 tuổi): Cần ngủ từ 9 – 11 giờ/ngày.
  • Thanh thiếu niên (12 – 17 tuổi): Cần ngủ từ 8 – 10 giờ/ngày

Bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, trước 21h là hoàn hảo. Với trẻ đi học phải làm nhiều bài tập về nhà, cha mẹ không nên thúc ép con làm mà quên đi giấc ngủ, tối thiểu phải cho trẻ ngủ trước 22h.

Một giấc ngủ chất lượng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Do đó, bố mẹ có thể giúp trẻ ngủ nhanh hơn, sâu hơn bằng cách:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với màn hình điện thoại, tivi, máy tính hay bất kỳ thiết bị điện tử nào ít nhất 2 giờ trước khi ngủ.
  • Tránh cho trẻ uống sữa hay ăn quá no trong vòng 2 giờ trước khi ngủ.
  • Không cho trẻ tiêu thụ đồ ăn vặt, bánh kẹo ngọt hoặc thực phẩm chứa nhiều tryptophan và cafein trước khi ngủ.
  • Bố mẹ có thể đọc truyện hay bật một bài nhạc để bé dễ ngủ hơn.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng mát mẻ về mùa hè, ấm áp vào mùa đông để bé dễ ngủ.

Bước 3: Chế độ dinh dưỡng

Trong nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao mà bố mẹ có thể can thiệp được thì dinh dưỡng được xem là nhân tố quan trọng nhất. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, cùng một hệ gen di truyền, trẻ em Việt Nam nếu được sinh ra và lớn lên tại các nước phát triển thường có tầm vóc cao hơn trẻ em được nuôi dưỡng trong nước. Sự khác biệt này phần lớn là do chế độ dinh dưỡng.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng trẻ em và trẻ vị thành niên cần có đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng trong mỗi bữa ăn để phát triển thể chất tối ưu. Trong đó bao gồm nhóm Chất đạm và nhóm Vitamin, khoáng chất là 2 nhóm quan trọng nhất. 2 nhóm còn lại ít quan trọng hơn là Đường bột và Chất béo.

Chất đạm:

Vai trò: Xúc tác hầu như tất cả các phản ứng hóa học trong cơ thể, điều chỉnh biểu hiện gen, giúp sửa chữa và xây dựng các mô của cơ thể, tăng khối lượng cơ bắp, duy trì khối lượng xương, tăng cường trao đổi chất và hiệu suất chuyển hóa chất béo thành năng lượng.

Có nhiều trong thịt nạc động vật (bò, lợn, gà…), hải sản (tôm, cua…), cá, trứng, sữa và trong các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu nành, đậu que,…)

Vitamin - khoáng chất:

Vai trò: Được xem là những chất dinh dưỡng thiết yếu bởi vì khi phối hợp với nhau, chúng thực hiện hàng trăm vai trò trong cơ thể. Trẻ cần cung cấp đầy đủ 13 vitamin và 14 khoáng chất để phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao tối đa.

Trong đó Canxi và Vitamin D là “bộ đôi thần thánh” có ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định chiều cao của trẻ.

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng Canxi cao như phô mai, sữa chua, sữa, rau dền, rau màu xanh đậm, đậu nành, đậu hủ, cá mòi cá hồi đóng hộp…

Những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin D là sữa, cà chua, khoai tây, trái cây họ cam quýt, súp lơ, cá béo, phô mai… Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường bổ sung vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Chất đường bột

Vai trò: Tinh bột (carbohydrate) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, chúng giúp cung cấp năng lượng cho não, thận, cơ tim và hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, chất xơ cũng là một loại carbohydrate hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé cảm thấy no và kiểm soát mức cholesterol trong máu.

Có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, các loại khoai (khoai tây, khoai mì, khoai sắn,…), cơm, bún, miến, hủ tiếu, phở, bánh mì, các loại hạt (hạt điều, hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt bí,…), các loại rau xanh và các loại đậu.

Chất béo

Vai trò: Giúp xây dựng cấu trúc cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ phát triển trí não, xương, thị giác, hệ miễn dịch, sức khỏe tim mạch cho bé. Trong cơ thể, chất béo có chức năng như một kho dự trữ năng lượng quan trọng. Chúng cũng giúp hòa tan vitamin A, D, E, K cho cơ thể hấp thụ. Những vitamin này không thể được hấp thụ nếu thiếu chất béo.

Có nhiều trong mỡ động vật, lòng đỏ trứng, dầu oliu, quả bơ, dầu ăn công nghiệp hoặc trong các loại hạt và các loại đậu.

Sản phẩm dinh dưỡng giúp trẻ cao lớn

Ngày nay có nhiều loại thực phẩm tổng hợp bổ sung dinh dưỡng tăng chiều cao, làm cha mẹ đơn giản hóa trong việc chăm sóc con cái. Tiêu biểu nhất trong số đó mà các chuyên gia khuyên dùng chính là thức uống Midu MenaQ7, đây là sản phẩm đã có nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm trên lâm sàng chứng minh hiệu quả rõ rệt.

Làm sao để trẻ cao lớn?

Ưu điểm vượt trội của Midu MenaQ7:

  • Tất cả thành phần trong 1 (all in one) với Canxi, Vitamin D3, Vitamin K2(MenaQ7), Arginin đều là các vi lượng quan trọng giúp phát triển tầm vóc của trẻ.
  • Sử dụng 100% Canxi hữu cơ không lắng đọng nên không gây táo bón hay để lại hậu quả về sau, giúp chuyển hóa tối đa canxi vào xương
  • Hàm lượng Vitamin K2 dạng MenaQ7 cao từ 5 – 36 lần các sản phẩm cùng loại. Với hàm lượng này sẽ chuyển hóa canxi gắn vào xương được 90% – 95%
  • Hiệp đồng tác dụng 3 yếu tố thay đổi chiều cao: Vận động, giấc ngủ và dinh dưỡng.
  • Nguyên liệu chính hãng được nhập khẩu trực tiếp từ Nauy, Pháp
  • Uống được mọi lúc mọi nơi, kể cả buổi tối

Ý kiến chuyên gia:

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên chia sẻ về Midu MenaQ7 giúp trẻ cao lớn

Làm sao để trẻ cao lớn?

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân – Chuyên gia cơ xương khớp

Viết một bình luận