Với số lượng đột biến gấp đôi so với Delta, biến chủng Omicron (hay B.1.1.529) được các nhà khoa học nhận định là biến chủng nguy hiểm nhất từ trước đến giờ. Đây đang gây mối lo ngại lớn về tiến trình kiểm soát đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới.
Biến chủng Omicron mới nguy hiểm ra sao?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một biến thể Covid-19 mới được gọi là B.1.1.529. Họ đang nghiên cứu để tìm hiểu những tác động tiềm ẩn của nó. Ngày 26-11, trong cuộc họp khẩn; Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt tên chính thức cho nó là Omicron. Hơn 100 ca nhiễm đã được ghi nhận ở Nam Phi, Bỉ, Hồng Kông, Israel và Botswana.

Các nhà khoa học cho biết Omicron có số lượng đột biến cao bất thường có thể giúp biến thể này né tránh phản ứng miễn dịch của cơ thể; đồng thời làm tăng khả năng lây lan. Bất kỳ biến thể mới nào có thể “né” vắc xin hoặc có tốc độ lây lan nhanh hơn biến thể Delta đều là mối tiềm ẩn nguy hiểm đối với nhân loại.
Tiến sĩ Susan Hopkins, cố vấn y tế chính của Cơ quan An ninh Y tế Anh; cho biết số sinh sản hiệu quả R của biến thể Omicron là 2. Đây mức độ lây truyền chưa từng được ghi nhận kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng nổ. Với con số lây truyền lớn hơn 1, dịch bệnh sẽ phát triển theo cấp số nhân; các nhà khoa học mô tả Omicron là biến thể “tồi tệ nhất” kể từ khi bắt đầu bùng phát đại dịch.
Biến chủng Omicron đã được tìm thấy ở đâu?
Các dấu hiệu ban đầu từ các phòng thí nghiệm chẩn đoán cho thấy biến thể này xuất hiện ở Nam Phi và đã gia tăng nhanh chóng ở tỉnh Gauteng; đồng thời có thể đã có mặt ở 8 tỉnh khác của nước này.
Thông tin từ Viện Quốc gia về Các bệnh truyền nhiễm của Nam Phi (NICD) xác nhận khoảng 100 mẫu xét nghiệm dương tính có liên quan đến biến chủng Omicron; nhưng biến thể này cũng đã được tìm thấy ở Botswana và Hồng Kông (Trung Quốc). Các nhà khoa học khẳng định rằng có thể khoảng 90% ca nhiễm mới ở Gauteng đã nhiễm biến thể Omicron.

Hồng Kông (Trung Quốc) đã ghi nhận hai ca nhiễm biến thể mới này ở những người phục vụ. Một du khách đến từ Nam Phi bị phát hiện đã lây bệnh cho người ở phòng bên cạnh. Hy vọng rằng thời gian cách ly sẽ ngăn chặn nó lây lan hơn nữa. Israel cho biết họ đã phát hiện trường hợp biến thể đầu tiên ở một người trở về từ Malawi. Ngày 26-11, Bỉ thông báo đã phát hiện ca đầu tiên tại châu Âu nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Đó là một người chưa được tiêm phòng, vừa trở về từ nước ngoài.
Omicron là biến chủng nhiều đột biến chưa từng có
Theo kết quả giải trình tự gen, Omicron có khoảng 50 đột biến; trong đó có ít nhất 32 đột biến trên protein gai; một cấu trúc giúp virus tăng độ bám dính và xâm nhập vào tế bào cơ thể người. Delta chỉ chứa khoảng 13 đến 17 đột biến trên protein gai. Các đột biến ở protein gai có thể làm thay đổi khả năng của virus truyền bệnh cho các tế bào cơ thể người và lây lan; hoặc cũng có thể làm cho các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh. Điều này làm dấy lên lo ngại, Omicron có thể dễ lây lan hơn hoặc dễ né miễn dịch hơn.
Lawrence Young, chuyên gia về virus tại Trường Y Warwick ở Anh; nhận định biến chủng Omicron “rất đáng lo ngại”. “Nó là phiên bản virus chứa nhiều đột biến nhất mà chúng ta từng thấy. Biến chủng này có chứa một số đột biến mà chúng ta từng thấy ở các biến chủng khác; nhưng chưa từng có loại virus nào hội tụ hết các đặc điểm đó. Nó thậm chí còn có những đột biến mới”, chuyên gia Young cho biết.
Giới khoa học từng dự đoán về sự xuất hiện của một biến chủng mới là “phiên bản mở rộng” của Delta. Tuy nhiên, Omicron hoàn toàn không liên quan. Thay vào đó, nó chứa đồng thời một số đột biến đáng lo ngại nhất của các biến chủng Alpha, Beta, Gamma và các đột biến hoàn toàn mới.
Một số chuyên gia khác:
Giáo sư Ravi Gupta của Đại học Cambridge hồi đầu tháng này từng nói; ông chắc chắn tới 80% rằng, một siêu biến chủng mới sẽ xuất hiện và những thông tin hiện có về Omicron dường như đang chứng minh điều đó.
Neil Ferguson, giám đốc Trung tâm phân tích bệnh truyền nhiễm toàn cầu thuộc Đại học Hoàng gia London; cũng cho biết Omicron chứa đột biến trên prorein gai nhiều “bất thường”; và nó có thể có khả năng né miễn dịch cao hơn so với các chủng ban đầu của SARS-CoV-2.
“Tôi e rằng Omicron có thể khả năng cao hơn trong việc trung hòa kháng thể được tạo ra nhờ miễn dịch tự nhiên hoặc vaccine”; Jesse Bloom, nhà virus học tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson (Mỹ), cảnh báo.
Trở thành chủng trội chỉ sau vài ngày
Một dấu hiệu nữa khiến Omicron trở nên đáng lo ngại là tốc độ lây lan của nó. Giáo sư Sharon Peacock của Đại học Cambridge cho biết; mặc dù số ca nhiễm biến chủng Omicron ở Nam Phi vẫn tương đối thấp; nhưng nó bắt đầu lây lan nhanh trong khoảng một tuần trở lại đây. Bà cho hay, hôm 16/11, Nam Phi chỉ ghi nhận 273 ca nhiễm; nhưng đến ngày 25/11, con số này là hơn 1.200 ca, với hơn 80% tập trung ở tỉnh Gauteng.
Theo ông Tulio de Oliveira, một chuyên gia về giải trình tự gen; Omicron hiện chiếm khoảng 75% mẫu giải trình tự gen SARS-CoV-2 ở Nam Phi. “Nó có vẻ rất dễ lây lan. Trong vòng chưa đầy hai tuần, nó dường như đã trở thành biến chủng trội ở Nam Phi, vượt qua cả Delta”; nhà khoa học về gen Yatish Turakhia nhận định.
Chung quan điểm này, Tiến sĩ Ashish Jha tại Đại học Brown cho rằng; Omicron có cơ chế hoạt động “rất khác” và nó “nhanh chóng trở thành biến chủng trội ở Nam Phi chỉ trong vòng vài ngày đến vài tuần thay vì vài tháng”. Chuyên gia Tulio de Oliveira dự đoán với đà lây lan như vậy; Omicron có thể sẽ nhanh chóng gây sức ép lên hệ thống y tế của châu Phi trong vòng vài ngày hoặc vài tuần tới.
Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu
Biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ vào cuối năm 2020; nhưng đã lan rộng khắp thế giới khiến tỷ lệ mắc và tử vong gia tăng. Các biến thể SAR-CoV-2 khác bao gồm Alpha (có nguồn gốc từ Kent ở Anh); Beta (trước đây được gọi là biến thể Nam Phi); và Gamma (ban đầu được tìm thấy ở Brazil). Người ta đã gợi ý rằng, sau khi số trường hợp giảm ở Nhật Bản; các biến thể có thể “tự biến đổi khi không tồn tại”.

Hiện các nhà khoa học ở Anh đang tiếp tục nghiên cứu về biến thể này. Bởi vì nó mới xuất hiện gần đây, các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng quá rõ ràng về khả năng lây truyền hoặc khả năng né tránh vắc xin của nó. Có thể mất vài tuần trước khi các nhà khoa học có thông tin đầy đủ về biến thể và mức độ nghiêm trọng mà nó có thể gây ra đối với thế giới.
Phản ứng của các nước ra sao?
Lo ngại về tác động của siêu biến thể trên; Đan Mạch đã ra lệnh cấm đi lại không thiết yếu đến Nam Phi và các nước châu Phi khác nhằm tránh lây lan biến thể mới.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Carolina Darias cho biết nước này sẽ quyết định hạn chế các chuyến bay từ Nam Phi và Botswana. Bà Darias không cho biết chi tiết thời điểm quyết định trên có hiệu lực; song một cuộc họp nội các để thông qua quyết định này đã được lên kế hoạch vào ngày 30-11; đồng thời cho biết, người đến từ các nước có nguy cơ cao sẽ phải trình bằng chứng đã tiêm phòng hoặc xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Thông báo trên được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) khuyến cáo một lệnh cấm trên toàn châu Âu đối với người đến và đi Nam Phi do số ca nhiễm biến thể Omicron tại Nam Phi đang tăng nhanh.
Trong khi đó, Anh cũng tạm thời cấm các chuyến bay từ Nam Phi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Lesotho và Eswatini từ 0 giờ ngày 26-11. Công dân Anh trở về từ những quốc gia này sẽ phải cách ly. Đây được xem là hành động nhanh chóng của Chính phủ Anh so với các biến thể Covid-19 trước đó.
Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân; Số điện thoại /Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luân