Tại sao trang phục bác sĩ phẫu thuật lại có màu xanh thay vì màu trắng?

Mọi người đều biết rằng “áo blouse trắng” đồng nghĩa với hình ảnh bác sĩ. Tuy nhiên trong thực tế, khi thực hiện các ca mổ, các bác sĩ lại mặc trang phục phẫu thuật màu xanh lá cây hoặc xanh lam. Vậy tại sao lại chọn màu sắc này? Có phải chỉ vì quần áo trắng dễ bị bám bẩn? Hay có những công dụng đặc biệt khác?

1. Khi xưa trang phục phẫu thuật ban đầu là màu trắng

Trước kia các phòng mổ cũng đã từng sử dụng ga trải, dụng cụ và quần áo bác sĩ màu trắng. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi một bác sĩ phát hiện ra nhược điểm của bộ đồng phục trắng này.

Trang phục bác sĩ phẫu thuật màu xanh
Hiệu ứng thị giác sau ảnh

Màu trắng phản xạ lại ánh đèn công suất lớn trong phòng mổ và tương phản quá rõ nét với màu máu của bệnh nhân. Điều này nhanh chóng gây lóa, mỏi mắt; làm giảm khả năng tập trung của bác sĩ; đặc biệt là với những ca mổ kéo dài.

Khi nhìn quá lâu vào một màu sắc rồi đột ngột chuyển sang nhìn màu khác; mắt sẽ gặp “hiệu ứng thị giác sau ảnh” và nhìn thành màu bổ sung của màu sắc trước đó.

Cụ thể, hầu hết thời gian trong quá trình phẫu thuật; các bác sĩ phải đối mặt với các hình ảnh bên trong cơ thể con người. Chúng có màu đỏ của máu, thịt, nội tạng.

Khi bác sĩ chuyển tầm mắt từ các khu vực màu đỏ trên người bệnh nhân sang nhìn vào bộ đồng phục màu trắng của cộng sự; người này đột nhiên không thể nhìn rõ mọi thứ. Nói cách khác, luôn có một mảnh ảo ảnh màu đỏ như máu ở trong tầm nhìn của họ.

Hiện tượng này giống như việc khi đi ra ngoài trời vào mùa đông và nhìn thấy ánh nắng phản chiếu từ tuyết; nhiều người sẽ đột nhiên bị ngất xỉu.

Áo trắng và hình ảnh bác sĩ từ lâu đã song hành cùng nhau nhưng không phải trong phòng mổ
Giảm khả năng phân biệt giữa các màu đỏ

Mức độ và sắc thái đỏ ở mỗi cơ quan trên cơ thể con người là khác nhau. Màu đỏ của máu, nội tạng, tổ chức phần mềm, các tổ chức có sâu, có nông … có thể phân biệt được.

Khi đôi mắt liên tục hoạt động trong điều kiện này; khả năng phân biệt “màu đỏ” của mắt người sẽ dần yếu đi. Cuối cùng, nó có thể dẫn đến hiện tượng “quá bão hòa”; các bác sĩ sẽ không thể nhận ra sự khác biệt nhỏ về màu đỏ giữa các bộ phận khác nhau; điều này dẫn đến nhận định nhầm bộ phận.

Tất cả những rối loạn thị giác như vậy dễ gây ra những sai sót y khoa không đáng có.

2. Tại sao trang phục phẫu thuật màu xanh?

Giải quyết vấn đề thị giác

Khoa học chứng minh, màu xanh là màu bổ sung của đỏ, và do đó, nó được dùng để tránh những ảo giác.

Màu xanh lá cây hay xanh lam chính là màu tương phản của màu đỏ.

Vai trò của màu xanh lá cây hay xanh lam là giúp các bác sĩ làm mới ấn tượng về màu đỏ. Điều này làm bộ não không bị mẫn cảm với màu này.

Trên thực tế, rất đơn giản để làm điều này; miễn là họ thỉnh thoảng nhìn vào thứ gì đó có màu xanh trong suốt quá trình làm việc. Nhưng, sẽ thuận tiện hơn khi đặt các “màu xanh” này lên quần áo; để họ có thể nhìn thấy một cách tự nhiên, thay vì bắt họ phải tìm kiếm một vị trí nhất định để nhìn ở đâu đó trong phòng mổ.

​Sử dụng màu xanh lá cây và xanh lam làm đồng phục trong phòng phẫu thuật không chỉ cải thiện thị lực của bác sĩ phẫu thuật mà còn cho phép họ nhìn thấy các sắc thái khác nhau của màu đỏ.

Điều này có thể giúp bác sĩ phẫu thuật tập trung vào việc phân biệt các sắc thái khác nhau của cơ thể con người trong quá trình phẫu thuật; làm giảm khả năng mắc sai lầm trong suốt quá trình đôi khi kéo dài hàng giờ này.

Hạn chế gây ra thêm vết đỏ trên trang phục

Trong môi trường phòng phẫu thuật, quần áo các bác sĩ và y tá rất dễ dính các vết máu đỏ. Nếu họ mặc đồ màu trắng, vết máu sẽ gây ra thêm các vết màu đỏ trên quần áo của họ. Trong khi đó, khi mặc đồng phục xanh lá cây và xanh lam, những vệt đỏ này sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu, do đó cũng đóng vai trò điều chỉnh thị giác.

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Viết một bình luận