Gãy chân là một tổn thương hay gặp trong các tai nạn vụ án điều tra. Vậy gãy chân gây tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách tính tỷ lệ thương tật này.

1. Tỷ lệ thương tật khi gãy chân
Chân được xác định từ khớp háng cho đến các đầu ngón chân. Tỷ lệ phần trăm thương tích khi tổn thương/gãy chân được quy định tại Mục VII, VIII, IX, X Chương 7 – Tổn thương cơ thể do tổn thương Cơ – Xương – Khớp của Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019. (Thông tư 22/2019/TT-BYT là thông tư mới ra đời đã thay thế cho thông tư cũ số 20/2014/TT-BYT ngày 12/06/2014 hiện không còn được áp dụng).
Nội dung cụ thể như sau:
Tổn thương đùi và khớp háng
Mục | Tổn thương | Tỷ lệ % |
1. | Tháo một khớp háng | 71-73 |
2. | Trật khớp háng, kết quả điều trị | |
2.1. | Tốt | 6-10 |
2.2. | Gây lỏng khớp háng | 21-25 |
3. | Cứng một khớp háng sau chấn thương | |
3.1. | Chi ở tư thế thẳng trục | |
3.1.1. | Từ 0 đến 90° | 21-25 |
3.1.2. | Từ 0 đến 60° | 31-35 |
3.1.3. | Từ 0 đến 30° | 41-45 |
3.2. | Chi ở tư thế vẹo hoặc gấp | |
3.2.1. | Từ 0 đến 90° | 31-35 |
3.2.2. | Từ 0 đến 60° | 41-45 |
3.2.3. | Từ 0 đến 30° | 46-50 |
4. | Cứng hoàn toàn một khớp háng sau chấn thương | 51-55 |
5. | Thay khớp háng nhân tạo | 21-25 |
6. | Chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới | |
6.1. | Cứng một khớp háng và một khớp gối | 61-65 |
6.2. | Cứng một khớp gối và một khớp cổ chân | 41-45 |
6.3. | Cứng ba khớp lớn (háng, gối) | 66-70 |
6.4. | Cứng ba khớp háng, gối và cổ chân | 61-65 |
7. | Cụt một đùi | |
7.1. | Đường cắt ở ngang mấu chuyển lớn | 68-69 |
7.2. | Đường cắt ở 1/3 trên | 67 |
7.3. | Đường cắt ở 1/3 giữa trở xuống | 65 |
8. | Gãy cổ xương đùi | |
8.1. | Gãy cổ xương đùi gây tiêu chỏm | 51 |
8.2. | Gãy cổ xương đùi không tiêu chỏm | 31-35 |
8.3. | Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi | |
8.4. | Khớp giả chặt | 41-45 |
8.5. | Khớp giả lỏng lẻo | 51 |
8.6. | Gãy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo | 35 |
9. | Gãy đầu trên xương đùi | |
9.1. | Can liền tốt, trục thẳng | 26-30 |
9.2. | Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 40m, chức năng khớp háng bị hạn chế | 31-35 |
9.3. | Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4cm | 41-45 |
10. | Gãy thân xương đùi | |
10.1. | Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường | 21-25 |
10.2. | Can liền xấu, trục lệch | 26-30 |
10.3. | Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4cm | 31-35 |
10.4. | Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4cm | 41-45 |
11. | Gãy đầu dưới xương đùi | |
11.1. | Gãy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị kết quả tốt, không ảnh hưởng vận động khớp gối | 11-15 |
11.2. | Gãy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị có di chúng hạn chế vận động khớp gối: Tính tỷ lệ % TTCT theo cứng khớp gối |
Tổn thương cẳng chân và khớp gối
Mục | Tổn thương | Tỷ lệ % |
1. | Tháo một khớp gối | 61 |
2 | Vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp | |
2.1. | Tầm vận động từ 0° đến trên 125° | 11-15 |
2.2 . | Tầm vận động từ 0° đến 90° | 16-20 |
2.3. | Tầm vận động từ 0°đến 45° | 26-30 |
2.4. | Cứng khớp tư thế 0° | 36-40 |
3. | Đứt gân bánh chè đã mổ khâu kết quả tốt | 6-10 |
4. | Chấn thương cắt bỏ xương bánh chè làm hạn chế chức năng khớp gối: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục VIII.2 | |
5. | Gãy hoặc vỡ lồi cầu xương đùi dẫn đến hậu quả hạn chế vận động khớp gối: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục VIII.2 | |
6. | Tổn thương sụn chêm do chân thương khớp gối | |
6.1. | Rách, đứt, trật chỗ bám hoặc gây viêm mạn tính | 16-20 |
6.2. | Nếu phải cắt bỏ và có hậu quả dính khớp gối: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục VIII.2 | |
6.3. | Cắt bỏ sụn chêm có biến chứng hạn chế một phần cử động gấp – duỗi khớp gối: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục VIII.2 | |
7. | Dị vật khớp gối | |
7.1. | Dị vật nằm trong bao khớp hoặc bao hoạt dịch ảnh hưởng ít đến chức năng khớp gối | 11-15 |
7.2. | Dị vật nằm trong khe khớp làm ảnh hưởng đến vận động, đi lại | 21 -25 |
8. | Tổn thương đứt dây chằng khớp gối | |
8.1. | Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi tốt | 11-15 |
8.2. | Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị | 21-25 |
8.3. | Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi tốt | 6-10 |
8.4. | Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị | 11-15 |
9. | Thay khớp gối nhân tạo | 11-15 |
10. | Vỡ xương bánh chè trong bao khớp | |
10.1. | Can liền tốt, bề mặt khớp không hoặc di lệch dưới 5mm | 2-4 |
10.2. | Can liền tốt, bề mặt khớp di lệch trên 5mm | 5-7 |
10.3. | Không liền xương | 8-10 |
10.4. | Mất một phần xương bánh chè | 5-7 |
11. | Trật khớp gối | |
11.1. | Trật khớp gối mới, điều trị khỏi | 3-5 |
11.2. | Trật khớp gối dai dẳng không điều trị được | 8-10 |
12. | Cụt một cẳng chân | |
12.1. | Cụt ở 1/3 trên, nếu khớp gối bình thường | |
12.1.1. | Lắp được chân giả | 51 |
12.1.2. | Không lắp được chân giả | 55 |
12.2. | Cụt ở 1/3 giữa hoặc dưới | |
12.2.1. | Đã lắp chân giả đi lại tốt | 41-45 |
12.2.2. | Không lắp được chân giả hoặc đi chân giả đau, khó | 46-50 |
13. | Gãy hai xương cẳng chân | |
13.1. | Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi | 16-20 |
13.2. | Can xương xấu; can dính hai xương, trục lệch, có ngắn chi | |
13.2.1. | Chi ngắn dưới 2cm | 21-25 |
13.2.2. | Chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm | 26-30 |
13.2.3. | Chi ngắn từ 5cm trở lên | 31-35 |
14. | Mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả | |
14.1. | Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5cm | 31-35 |
14.2. | Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5cm | 41-45 |
15. | Gãy thân xương chày một chân | |
15.1. | Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi | 11-15 |
15.2. | Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, có ngắn chi | |
15.2.1. | Chi ngắn dưới 2cm | 16-20 |
15.2.2. | Chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm | 21-25 |
15.2.3 | Chi ngắn từ 5cm trở lên | 26-30 |
15.3. | Gãy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn | 21-25 |
16. | Mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả | |
16.1. | Khớp giả chặt | 21-25 |
16.2. | Khớp giả lỏng | 31-35 |
17. | Gãy hoặc vỡ mâm chày | |
17.1. | Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng | 11-15 |
17.2. | Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp: Tính theo tỷ lệ % TTCT của tổn thương khớp gối | |
17.3. | Bong sụn lồi củ xương chày | 6-10 |
18. | Gãy hoặc vỡ lồi cử trước mâm chày | 6-10 |
19. | Gãy thân xương mác một chân | |
19.1. | Can tốt | 3-5 |
19.2. | Can xấu | 5-7 |
19.3. | Gãy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu | |
19.3.1. | Hạn chế vận động khớp cổ chân | 6-10 |
19.3.2. | Cổ chân bị cứng khớp | 11-15 |
19.4. | Vỡ mắt cá ngoài không ảnh hưởng vận động khớp cổ chân.* Ghi chú: Nếu ảnh hưởng vận động khớp cổ chân thì tính theo tỷ lệ % TTCT của ảnh hưởng vận động khớp. | 1-3 |
20. | Mất xương mác | |
20.1. | Mất toàn bộ xương mác | 11-15 |
20.2. | Mất đoạn xương mác | 4-6 |
* Ghi chú: Gãy xương chi dưới có di chứng dài chi thì tính tỷ lệ % TTCT như ngắn chi mức độ tương ứng. |
Tổn thương bàn chân và khớp cổ chân
Mục | Tổn thương | Tỷ lệ % |
1. | Tháo khớp cổ chân một bên | 45 |
2. | Tháo khớp cổ chân hai bên: Cộng tỷ lệ % TTCT của từng bên theo phương pháp cộng tại Thông tư | |
3. | Tổn thương mắt cá trong một bên | |
3.1. | Không ảnh hưởng khớp | 6-10 |
3.2. | Gây cứng khớp cổ chân; Tính tỷ lệ % TTCT theo mục IX.6 | |
3.3. | Trật khớp cổ chân điều trị khỏi | 1-3 |
4. | Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc) | 35 |
5. | Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff) | 41 |
6. | Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp | |
6.1. | Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°) | 21 |
6.2. | Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân | 31 |
6.3. | Cứng khớp không hoàn toàn (hạn chế vận động khớp) | 11-15 |
7. | Đứt gân gót (gân Achille) | |
7.1. | Đã nối lại, không ngắn gân | 11-15 |
7.2. | Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước | 21-25 |
7.3. | Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn | 26-30 |
8. | Cắt bỏ toàn bộ xương gót | 31-35 |
9. | Gãy hoặc vỡ xương gót | |
9.1. | Vỡ xương gót không ảnh hưởng vận động | 6-10 |
9.2. | Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động | 11-15 |
9.3. | Gãy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau | |
10. | Cắt bỏ xương sên | 26-30 |
11. | Gãy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó khăn | 16-20 |
12. | Gãy/vỡ xương thuyền | 6-10 |
13. | Gãy/vỡ xương hộp | 11-15 |
14. | Gãy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân | 16-20 |
15. | Gãy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân | |
15.1. | Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng | 3-5 |
15.2. | Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động | 11-15 |
16. | Gãy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân | |
16.1. | Gãy hai xương bàn chân, can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến vận động | 6-10 |
16.2. | Gãy hai xương bàn, can liên xâu hoặc mất đoạn hai xương bàn | 16-20 |
163. | Gãy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng, lao động | 21-25 |
17. | Mảnh dị vật nẳm trong khe khớp cổ chân (chày – gót – sên) | 16-20 |
18. | Còn nhiều mảnh dị vật nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay gãm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động | |
18.1. | Có dưới 10 mảnh | 11-15 |
18.2. | Có từ 10 mảnh trở lên | 16-20 |
19. | Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi | 16-20 |
20. | Viêm khớp cổ chân mạn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân | 16-20 |
Tổn thương ngón chân
Mục | Tổn thương | Tỷ lệ % |
1. | Cụt năm ngón chân | 26-30 |
2. | Cụt bốn ngón chân | |
2.1. | Cụt bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I) | 16-20 |
2.2. | Cụt bốn ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V) | 21-25 |
2.3. | Cụt bốn ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV) | 21-25 |
2.4. | Cụt bốn ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III) | 21-25 |
3. | Cụt ba ngón chân | |
3.1. | Cụt ba ngón nhưng không mất ngón chân I | 11-15 |
3.2. | Cụt ba ngón trong đó có ngón chân I | 16-20 |
4. | Cụt hai ngón chân | |
4.1. | Cụt 2 ngón III + IV hoặc 2 ngón III + V hoặc 2 ngón IV + V | 6-10 |
4.2. | Cụt ngón II và một ngón khác (trừ ngón chân I) | 11-15 |
4.3. | Cụt ngón chân I và một ngón khác | 16-20 |
5. | Cụt ngón chân I | 11-15 |
6. | Cụt một ngón chân khác | 3-5 |
7. | Cụt đốt ngoài của một ngón chân I (đầu ngón chân) | 6-10 |
8. | Cụt đốt ngoài của ngón chân khác (đầu ngón chân) | 1-3 |
9. | Cụt hai đốt ngoài của một ngón chân khác | 2-4 |
10. | Cứng khớp liên đốt ngón chân I | |
10.1. | Tư thế thuận | 3-5 |
10.2. | Tư thế bất lợi | 7-9 |
11. | Cứng khớp đốt – bàn của ngón chân I | 7-9 |
12. | Cứng khớp đốt – bàn hoặc các khớp liên đốt với nhau của một ngón chân khác | |
12.1. | Cứng ở tư thế thuận | 1-3 |
12.2. | Cứng ở tư thế bất lợi về chức năng | 4-5 |
13. | Gãy xương một đốt ngón chân | 1 |
Ví dụ về tỷ lệ thương tích khi gãy chân
Ông Nguyễn Văn A được xác định có gãy 2 xương cẳng chân. Khi thăm khám thì thấy xương can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường. Theo thông tư 22/2019/TT-BYT, giám định viên có thể lựa chọn tỷ lệ thương tích khi gãy tay của ông A trong khoảng từ 16 – 20%. Ví dụ trường hợp này, giám định viên quyết định chọn tỷ lệ thương tật là 18%.
2. Tỷ lệ thương tật khi gãy chân kết hợp với nhiều tổn thương khác
Trong trường hợp một người mà bị tổn thương tại nhiều vùng cơ thể khác nhau; việc xác định tổng % tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:
T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định).
T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n: Tn = {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
Ví dụ tỷ lệ thương tật khi tổn thương/gãy chân kết hợp với nhiều tổn thương khác nhau
Ông Nguyễn Văn B được xác định có 03 tổn thương:
– Tổn thương phải tháo khớp gối 1 bên, tỷ lệ % TTCT từ 61%
– Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%;
– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 – 25%;
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B được tính như sau:
Thương tật khi có nhiều tổn thương:
– T1 = 61%
– T2 = (100 – 61) x 41/100% = 15,99%.
– T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư 22/2019/TT-BYT từ 21% – 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông B được tính là: T3 = (100 – 61 – 15,99) x 22/100% = 5,06%
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là : 61% + 15,99% + 5,06% = 82,05%, làm tròn số là 82%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 82%.
Ví dụ tỷ lệ thương tật khi gãy chân có kèm tổn thương tâm thần
Trường hợp này cần phải giám định tại hai tổ chức: Tổ chức Giám định pháp y và Tổ chức Giám định pháp y tâm thần.
Ông Nguyễn Văn C (ông C) đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% (T1).
Sau đó ông C đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần; tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông C là 37%; tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông C như sau:
T1 đã được xác định là 45%;
T2 được xác định như sau: T2 = (100 – 45) x 37/100 = 20,35%.
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông C là = (T1+T2).
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn C là: 45% + 20,35% = 65,35%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn C là 65%.
3. Nguyên tắc chung tính tỷ lệ thương tật khi tổn thương chân
Tổn thương xương
– Gãy xương dài nhiều ổ tại một xương nếu không ngắn chi: Tính tỷ lệ % TTCT bằng gãy xương can xấu không ngắn chi. Nếu có ngắn chi tính tỷ lệ % TTCT bằng gãy xương can xấu ngắn chi.
– Mẻ xương, nứt, rạn xương: Tính tỷ lệ % TTCT 1 – 3%
– Gãy xương dài ở 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới: Tính tỷ lệ % TTCT như gãy thân xương (không chia đoạn).
– Ghép xương: Chỗ lấy xương tính tỷ lệ % TTCT 3 – 5%.
– Mất một phần đốt ngón tay, đốt ngón chân thì tính tỷ lệ % TTCT ở mức tối thiểu của khung tỷ lệ % TTCT mất đốt ngón tay, đốt ngón chân tương ứng.
– Các tổn thương xương sọ, xương hàm mặt, xương sườn và xương ức được qui định tại các chương riêng.
Đứt, tổn thương gân cơ
– Gân ngón vận động ngón, đốt ngón tay, chân:
+ Nối phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT sẹo phần mềm,
+ Nối không phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT theo hạn chế vận động các đầu chi và sẹo phần mềm.
– Gân cơ vận động bàn tay, bàn chân:
+ Nối phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT sẹo phần mềm.
+ Nối không phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT hạn chế vận động khớp cổ tay, chân và sẹo phần mềm.
– Tổn thương gân duỗi và gân gấp: xếp tỷ lệ % TTCT như nhau.
Tổn thương sụn khớp
– Tổn thương sụn gây ảnh hưởng khớp: Tính tỷ lệ % TTCT theo mức độ hạn chế vận động khớp.
– Tổn thương sụn tiếp hợp ở trẻ em: Tính tỷ lệ % TTCT như tổn thương xương.
Tổn thương hỗn hợp
Trong trường hợp tổn thương chi có nhiều tổn thương hỗn hợp như mạch máu, thần kinh, xương, cơ… khi cộng các tỷ lệ % TTCT theo phương pháp cộng tại Thông tư mà kết quả cao hơn tỷ lệ % TTCT cắt cụt đoạn chi thì tính tỷ lệ % TTCT bằng 95% tỷ lệ % TTCT cắt cụt đoạn chi tương ứng.
Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luân
1 bình luận về “Gãy chân tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm?”