Vì sao Test nhanh dương tính nhưng xét nghiệm PCR lại âm tính?

Nhiều trường hợp làm xét nghiệm Test nhanh cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 nhưng làm lại PCR sau đó kết quả lại âm tính. Tại sao có sự sai lệch này? Như vậy xét nghiệm nào chính xác hơn?

1. Có hai loại xét nghiệm Test nhanh

Hiện nay có 2 loại xét nghiệm nhanh (Test nhanh) là xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 và xét nghiệm nhanh tìm kháng thể SARS-CoV-2.

Trường hợp thứ nhất, nếu kết quả xét nghiệm nhanh tìm kháng thể dương tính mà PCR là âm tính. Điều này có nghĩa là người xét nghiệm đã có tiêm ngừa hoặc từng bị nhiễm SARS-CoV-2 và bây giờ hết nhiễm. Cơ thể có miễn dịch sinh kháng thể chống lại SARS-CoV-2.

Trường hợp thứ hai, nếu kết quả xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên dương tính (nghĩa là có sự hiện diện vật liệu di truyền ARN của virus trong mẫu mũi họng) nhưng kết quả PCR lại là âm tính (nghĩa là không có sự hiện diện vật liệu di truyền ARN của virus trong mẫu mũi họng). Khi này cần phải kết hợp với các yếu tố lâm sàng, dịch tễ. Đồng thời xem xét các khía cạnh sau để trả lời tại sao có sự sai lệch giữa 2 kết quả xét nghiệm.

Test nhanh dương tính

2. Các nguyên nhân Test nhanh kháng nguyên dương tính nhưng xét nghiệm PCR lại âm tính

Thứ nhất:

Loại kít xét nghiệm có nằm trong danh mục Bộ Y tế công nhận hay không. Vì các loại kít rao bán trên mạng hay không rõ nguồn gốc. Chúng chưa được Bộ Y tế thẩm định chất lượng kít có thể cho kết quả xét nghiệm sai lệch.

Thứ hai:

Loại kít còn hạn dùng hay không? Có bảo quản và vận chuyển đúng quy định và khuyến cáo của nhà sản xuất? Hay chất lượng còn tốt không?

Thứ ba:

Năng lực của cơ sở y tế hay người thực hiện quy trình lấy phết mũi hầu họng như thế nào? Vận chuyển đúng không? Quá trình thao tác của người thực hiện? Điều kiện trang thiết bị và năng lực đọc kết quả xét nghiệm ra sao?

Hiện nay ở nhiều đơn vị tuyến huyện trên cả nước đều được các cấp y tế có thẩm quyền ra quyết định công nhận cơ sở bệnh viện nào được xét nghiệm sàng lọc Test nhanh, cơ sở bệnh viện nào được xét nghiệm khẳng định (Test nhanh và PCR).

Thứ tư:

Nhìn chung, một xét nghiệm sẽ không bao giờ đạt được độ phát hiện bệnh và độ chính xác ở mức 100%.

– Với test nhanh:

Ưu điểm của Test nhanh là thực hiện đơn giản, cho kết quả nhanh chóng, và giá thành rẻ. Vì vậy kỹ thuật này được triển khai đại trà diện rộng.

Mục đích chính của Test nhanh là sàng lọc loại bỏ F0 ra khỏi cộng đồng thật nhanh và thật nhiều. Nhà sản xuất hướng đến nguyên tắc “thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót” cho các que thử Test nhanh. Khi có các chất mặc dù không phải nhưng chỉ cần gần giống với vật liệu di truyền ARN của virus thì các que thử vẫn sẽ nảy dương tính.

Thông thường đối với các sinh phẩm xét nghiệm đang lưu hành trên thị trường thì độ độ chính xác của bộ test kit là trên 95%.

– Với xét nghiệm PCR:

Xét nghiệm PCR là kỹ thuật cao, có độ tin cậy lớn. Nhược điểm là khi thực hiện phải cần trang thiết bị hiện đại, mất nhiều thời gian và giá cả khá đắt.

Xét nghiệm PCR là để khẳng định có nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Các nhà sản xuất dây truyền thực hiện PCR luôn cố gắng đặt độ chính xác lên cao nhất.

Như vậy, do mục đích và cơ chế làm việc của các loại xét nghiệm là khác nhau nên sẽ có nhiều trường hợp làm Test nhanh dương tính do que thử bắt nhầm. Sau đó làm lại PCR để chính xác thì lại không bị nhiễm bệnh và trả kết quả âm tính.

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Viết một bình luận