Chấn thương mắt tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm?

Chấn thương mắt là một tổn thương vùng mặt hay gặp trong các tai nạn và vụ án điều tra. Vậy chấn thương mắt gây tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách tính tỷ lệ thương tật này.

1. Tỷ lệ thương tật khi chấn thương mắt

Tỷ lệ phần trăm thương tật khi chấn thương mắt được quy định tại Chương 10 – Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác của Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019. (Thông tư 22/2019/TT-BYT là thông tư mới ra đời đã thay thế cho thông tư cũ số 20/2014/TT-BYT ngày 12/06/2014 hiện không còn được áp dụng).

Chấn thương mắt tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm?

Nội dung cụ thể như sau:

Mục I. Khoét bỏ nhãn cầu 1 bên:

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1Khoét bỏ nhãn cầu 1 bên51-55

Mục II. Đục nhân mắt do chấn thương:

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1.Chưa mổ: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư.
2.Đã mổ thay thủy tinh thể nhân tạo: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vi tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41% một mặt.

Mục III. Tổn thương ngoài nhãn cầu (một mắt):

MụcTổn thương Tỷ lệ %
1.Tổn thương lệ đạo 
1.1.Rách, đứt lệ đạo chưa phẫu thuật7-9
1.2.Rách, đứt lệ đạo đã phẫu thuật kết quả tốt3-5
1.3.Đã phẫu thuật kết quả không tốt11-15
2.Sẹo co kéo hở mi11-15
3.Sẹo kết mạc, sẹo mi mắt không co kéo hở mi: Tính tỷ lệ % TTCT như sẹo vết thương phần mềm 

Mục IV. Tổn thương chức năng thị giác do tổn thương thần kinh chi phối thị giác:

MụcTổn thương Tỷ lệ %
1.Mù não chấn thương một mắt hoặc hai mắt (tổn thương trung khu thần kinh thị giác nằm ở thùy chấm được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh): Căn cứ kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác 
2.Thị trường thu hẹp (do tổn thương não vùng chẩm trong chấn thương) 
2.1.Thị trường còn khoảng 30° xung quanh điểm cố định 
2.1.1.Thị trường thu hẹp ở một mắt5-9
2.1.2.Thị trường thu hẹp ở hai mắt21-25
2.2.Thị trường còn khoảng 10° xung quanh điểm cố định 
2.2.1.Một mắt21-25
2.2.2.Hai mắt61-63
3.Ám điểm trung tâm 
3.1.Ám điểm ở một mắt21-25
3.2.Ám điểm ở hai mắt41-45
4.Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị giác) 
4.1.Bán manh vẫn giữ được sức nhìn (thị lực trung tâm) 
4.1.1.Bán manh cùng bên (phải hoặc trái)26-30
4.1.2.Bán manh khác bên phía mũi21-25
4.1.3.Bán manh khác bên phía hai thái dương61-63
4.1.4.Bán manh góc 1/4 trên11-15
4.1.5.Bán manh góc 1/4 dưới21-25
4.1.6Bán manh ngang trên11-15
4.1.7.Bán manh ngang dưới36-40
4.2.Bán manh kèm theo mất thị lực trung tâm một bên hay cả hai bên: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác nhưng tối đa không quá 81% 
5.Song thị 
5.1.Song thị một mắt11-15
5.2.Song thị hai mắt21-25
6.Rối loạn sắc giác và thích nghi bóng tối11-15
7.Sụp mi một mắt (do tổn thương dây thần kinh số III) 
7.1.Sụp mi mức độ che nửa đồng tử11-15
7.2.Sụp mi hoàn toàn che mất tầm nhìn: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư 
8.Dính mi cầu không còn khả năng phục hồi: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư 
9.Liệt điều tiết và liệt cơ co đồng tử 
9.1.Một mắt11-15
9.2.Hai mắt21-25
10.Rung giật nhãn cầu đơn thuần 
10.1.Rung giật ở một mắt5-9
10.2.Rung giật ở hai mắt11-15
11Liệt một hay nhiều dây thần kinh vận động nhãn cầu (dây số III – nhánh vận động nhãn cầu; số IV; số VI): Tính tỷ lệ % TTCT theo quy định tại Chương tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh 
12.Tổn thương nhánh 1 dây thần kinh số V: Tính tỷ lệ % TTCT theo quy định tại Chương tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh 
13.Viêm giác mạc: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực tối đa không quá 41% một mắt cộng cả tỷ lệ % TTCT ở Mục 12 
14.Teo dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II): Càn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác

Mục V. Tổn thương võng mạc:

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1Tổn thương võng mạc: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác.

Mục VI. Sẹo giác mạc, củng mạc:

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1.Sẹo giác mạc không ảnh hưởng thị lực5
2.Sẹo giác mạc ảnh hưởng thị lực: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 5% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41 % một mắt 
3.Sẹo củng mạc không ảnh hưởng thị lực2
4.Sẹo củng mạc ảnh hưởng thị lực: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 2% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41% 

Mục VII. Tổn hại môi trường trong suốt (thủy dịch – thủy tinh dịch):

MụcTổn thươngTỷ lệ % 
1.Chấn thương nhãn cầu còn dị vật nội nhãn không thể lấy được gây chứng mắt bị nhiễm đồng hoặc sắt 
2.Tổ chức hóa dịch kính 
 Mục VII: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 15% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41% 

Mục VIII. Giảm điều vận, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và kích ứng mắt:

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1Giảm điều vận, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và kích ứng mắt3-5

Mục IX. Ghép giác mạc:

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1.Không giảm thị lực3-5
2.Giảm thị lực: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác 

Mục X. Di vật trong nhãn cầu:

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1Dị vật trong nhãn cầu: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TI CT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41% 

Mục XI: Dị vật sau nhãn cầu:

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1Dị vật sau nhãn cầu: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác và cộng với 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41% 

Mục XII. Dị vật tiền phòng:

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1Dị vật tiền phòng: Căn cứ vào kết quả thị lực, áp dụng Mục XV. Tỷ lệ % TTCT do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng 10% theo phương pháp cộng tại Thông tư nhưng không quá 41 % 

Mục XIII. Vỡ xương ổ mắt:

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1.Vỡ xương không ảnh hưởng thị lực5-7
2.Khuyết xương thành hốc mắt8-10
3.Rò viêm xương thành hốc mắt11-15
4.Có ảnh hưởng thị lực: Cộng tỷ lệ % TTCT của giảm thị lực và tỷ lệ % TTCT của vỡ xương theo phương pháp cộng tại Thông tư 

Mục XIV. Bệnh mắt đặc hiệu do thương tích:

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1.Glôcôm3 – 5
2.Đục thủy tinh thể/di lệch thủy tinh thể một phần4-8
3.Biến dạng ổ mắt (thụt mắt/nhãn cầu hạ thấp/nhãn cầu nâng cao)3-5
4.Giãn đồng tử do chấn thương và các bất thường khác về đồng tử hoặc mống mắt4 – 8

Mục XV. Tỷ lệ % tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương thực thể cơ quan thị giác:

Thị lực10/10, 9/10, 8/107/10, 6/105/104/103/102/101/101/20dưới 1/20Mù hoàn toàn
10/10, 9/10, 8/1005811141721253141
7/10, 6/10581114172125313545
5/108111417212531354151
4/1011141721253135414555
3/1014172125313541455161
2/1017212531354145515565
1/1021253135414551556171
1/2025313541455155617181
dưới 1/2031354145515561718185
Mù hoàn toàn41455155616571818587

– Giao điểm của 2 trục tung – trục hoành là tỷ lệ % TTCT chung của 2 mắt do giảm thị lực (thị lực sau khi đã được chỉnh kính, các mức độ từ giảm rất nhẹ đến mù tuyệt đối).

– Thị lực của mỗi mắt được biểu diễn trên 1 trục (trục tung hoặc trục hoành) phân ra các độ 8/10 – 10/10 (bình thường), 7/10 – 6/10 (giảm rất nhẹ), 5/10, 4/10… đến mù hoàn toàn.

– Trong trường hợp thị lực được cho theo các phương pháp khác nhau thì phải quy đổi về bảng thập phân.

Ví dụ về tỷ lệ thương tật khi chấn thương mắt

Ông Nguyễn Văn A được xác định có Chấn thương mắt phải. Khi giám định, mắt phải ông A có thị lực 3/10, mắt trái không bị chấn thương có thị lực 10/10. Theo Mục XV, chương 10, thông tư 22/2019/TT-BYT thì tỷ lệ thương tật của ông A là 14%.

2. Tỷ lệ thương tật khi chấn thương mắt kết hợp với nhiều tổn thương khác

Trong trường hợp một người mà bị tổn thương tại nhiều vùng cơ thể khác nhau; việc xác định tổng % tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:

T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định).

T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n: Tn = {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

Ví dụ thương tật khi chấn thương mắt kết hợp với nhiều tổn thương khác nhau

Ông Nguyễn Văn B được xác định có 03 tổn thương:

– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 – 65%;

– Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41 %;

– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 – 25%.

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B được tính như sau:

– T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).

– T2 = (100 -63) x 41/100% = 15,17%.

– T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ 1, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% – 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông B được tính là: T3 = (100 – 63 – 15,17) x 22/100 % = 4,80%

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 83%.

Ví dụ thương tật khi chấn thương mắt có kèm tổn thương tâm thần

Trường hợp này cần phải giám định tại hai tổ chức: Tổ chức Giám định pháp y và Tổ chức Giám định pháp y tâm thần.

Ông Nguyễn Văn C (ông C) đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% (T1).

Sau đó ông C đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần; tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông C là 37%; tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông C như sau:

T1 đã được xác định là 45%;

T2 được xác định như sau: T2 = (100 – 45) x 37/100 = 20,35%.

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông C là = (T1+T2).

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn C là: 45% + 20,35% = 65,35%.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn C là 65%.

Bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được kết luận của bác sĩ pháp y

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

1 bình luận về “Chấn thương mắt tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm?”

  1. Tôi được một bs chữa bệnh nhưng gây ra khô mắt , gây đau nhức cả ngày lẫn đêm, đêm mất ngủ liên tục và phải thức dậy 2 3 lần thì tỉ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm ạ.

    Trả lời

Viết một bình luận