Chấn thương sọ não tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm?

Chấn thương sọ não là một tổn thương hay gặp trong các tai nạn và vụ án điều tra. Vậy chấn thương sọ não gây tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách tính tỷ lệ thương tật này.

1. Tỷ lệ thương tật khi chấn thương sọ não

Tỷ lệ phần trăm thương tật khi chấn thương sọ não được quy định tại Mục I, II, III Chương 1 – Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh của Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019. (Thông tư 22/2019/TT-BYT là thông tư mới ra đời đã thay thế cho thông tư cũ số 20/2014/TT-BYT ngày 12/06/2014 hiện không còn được áp dụng).

Chấn thương sọ não tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm?

Nội dung cụ thể như sau:

Tổn thương xương sọ

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1Mẻ hoặc mất bàn ngoài xương sọ
1.1Đường kính hoặc chiều dài từ 3cm trở xuống5-7
1.2Đường kính hoặc chiều dài trên 3cm11-15
2Nứt, vỡ xương vòm sọ
2.1Chiều dài đường nứt, vỡ dưới 3cm8-10
2.2Chiều dài đường nứt, vỡ dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng11-15
2.3Chiều dài đường nút, vỡ từ 3cm đến 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng16-20
2.4Chiều dài đường nứt, vỡ trên 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng21-25
* Ghi chú: Nếu đường nứt, vỡ lan từ vòm sọ xuống nền sọ:
– Tỉnh tỷ lệ % TTCT theo kích thước đường nứt, vỡ.
– Lấy phần ưu thế/tính theo phần lớn hơn/lấy tỷ lệ % TTCT ở mức tối đa.
3Nứt, vỡ nền sọ
3.1Chiều dài đường nứt, vỡ dưới 5cm16-20
3.2Chiều dài đường nứt, vỡ dưới 5cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng21-25
3.3Chiều dài đường nứt, vỡ từ 5cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng26-30
3.4Nút, vỡ nền sọ để lại di chứng rò nước não tủy vào tai hoặc mũi điều trị không kết quả61-65
4Lún xương sọ
4.1Lún bàn ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm8-10
4.2Lún bàn ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng11-15
4.3Lún bàn ngoài xương sọ kích thước hoặc đường kính từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng16-20
4.4Lún cả 2 bàn xương sọ kích thước hoặc đường kính dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng21-25
4.5Lún cả 2 bàn xương sọ kích thước hoặc đường kính từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng26-30
* Ghi chú:
– Mục I: Nếu điện não không có ổ tổn thương tương ứng, tính bằng tỷ lệ % TTCT của tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề.
– Mục I. 4.4 và 1.4.5: Nếu đã phẫu thuật nâng xương lún, tính bằng tỷ lệ % TTCT của tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề.
5Khuyết xương sọ
5.1Đường kính ổ khuyết từ 2cm trở xuống16-20
5.2Đường kính ổ khuyết từ lớn hơn 2cm đến 6cm, đáy phập phồng26-30
5.3Đường kính ổ khuyết từ lớn hơn 6cm đến 10cm, đáy phập phồng31-35
5.4Đường kính ổ khuyết từ 10cm trở lên, đáy phập phồng41-45
* Ghi chú: Mục I. 5: Nếu đáy ổ khuyết chắc hoặc được vá bằng mảnh xương hoặc bằng vật liệu nhân tạo, tính bằng tỷ lệ % TTCT của tổn thương có đường kính nhỏ hơn liền kề.
5.5Ổ khuyết sọ cũ, bị chấn thương lại phải mở rộng để xử lý: Tính tỷ lệ % TTCT của phần mở thêm

Chấn động não

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1Chấn động não điều trị ổn định1-5
2Chấn động não điều trị không ổn định6-10
* Ghi chú: Cần khám đánh giá kết hợp với điện não đồ.

Ổ khuyết não, ổ tổn thương não không có di chứng chức năng hệ thần kinh

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1.Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính nhỏ hơn 2cm21-25
2.Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính từ 2cm đến 5cm26-30
3.Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính lớn hơn 5cm đến 10cm31-35
4.Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não đường kính lớn hơn 10cm36-40
5.Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não thông hoặc gây biến đổi hình thể não thất41
6.Máu tụ ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng đã điều trị không có di chứng thần kinh11-15
7.Máu tụ ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng đã điều trị còn ổ dịch không có di chứng thần kinh16-20
8.Chảy máu dưới màng nhện đã điều trị không có di chứng thần kinh11-15
9.Chấn thương, vết thương não gây rò động – tĩnh mạch không gây di chứng chức năng16-20
10.Tổn thương não có từ trước đã ổn định sau đó lại bị tổn thương: Tính tỷ lệ % TTCT của tổn thương mới 
 * Ghi chú:
– Các tổn thương còn hình ảnh tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh thì được tính tỷ lệ % TTCT như trên.
– Những tổn thương không còn hình ảnh tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh thì tính tỷ lệ % TTCT tại thời điểm giám định như sau:
+ Từ mục 1 đến 5: Không phải mổ: 5-8%; Phải mổ: 11 -15%.
+ Từ mục 6 đến 7: Máu tụ ngoài màng cứng: 5%; Máu tụ dưới màng cứng: 8%,
+ Mục 8: 8-10%.
– Nếu nhiều tổn thương do 1 lần tác động gây ra, cộng tỷ lệ % TTCT của các tổn thương theo phương pháp cộng tại Thông tư. Mỗi tổn thương được tính tỷ lệ % TTCT ở mức tối thiểu của khung tỷ lệ % TTCT.
– Nếu có nhiều ổ tổn thương trong não ở các vị trí khác nhau thì tính tổng đường kính các ổ tổn thương cộng lại.

Dị vật trong não

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1.Một dị vật21 -25
2.Từ hai dị vật trở lên26 – 30

Tổn thương não gây di chứng tổn thương chức năng thần kinh

MụcTổn thươngTỷ lệ %
1.Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật99
2.Liệt 
2.1.Liệt tứ chi mức độ nhẹ61-63
2.2.Liệt tứ chi mức độ vừa81-83
2.3.Liệt tứ chi mức độ nặng93-95
2.4.Liệt nửa người mức độ nhẹ36-40
2.5.Liệt nửa người mức độ vừa61-63
2.6.Liệt nửa người mức độ nặng71-73
2.7.Liệt hoàn toàn nửa người85
2.8.Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nhẹ36-40
2.9.Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ vừa61-63
2.10.Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nặng75-77
2.11.Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân87
2.12.Liệt một tay hoặc một chân mức độ nhẹ21-25
2.13.Liệt một tay hoặc một chân mức độ vừa36-40
2.14.Liệt một tay hoặc một chân mức độ nặng51-55
2.15.Liệt hoàn toàn một tay hoặc một chân61
 * Ghi chú: Từ mục V.2,9 đến V.2.15: Liệt chi trên thì lấy tỷ lệ % TTCT tối đa, liệt chi dưới thì lấy tỷ lệ % TTCT tối thiểu. 
3.Rối loạn ngôn ngữ 
3.1.Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nhẹ16-20
3.2.Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ vừa31-35
3.3.Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nặng41-45
3.4.Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ rất nặng51-55
3.5.Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca hoàn toàn61
3.6.Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nhẹ16-20
3.7.Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ vừa31-35
3.8.Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nặng41-45
3.9.Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ rất nặng51-55
3.10.Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ hoàn toàn63
* Ghi chú: Nếu rối loạn ngôn ngữ cả hai kiểu thì tính tỷ lệ % TTCT tối thiểu của từng tổn thương rồi cộng theo phương pháp cộng tại Thông tư. 
3.11.Mất đọc41-45
3.12.Mất viết41-45
4.Quên (không chú ý) sử dụng nửa người31-35
5.Tổn thương ngoại tháp: Áp dụng tỷ lệ % TTCT riêng cho từng hội chứng: Parkinson, Tiểu não, run 
5.1.Tổn thương ngoại tháp mức độ nhẹ26-30
5.2.Tổn thương ngoại tháp mức độ vừa61-63
5.3.Tổn thương ngoại tháp mức độ nặng81-83
5.4.Tổn thương ngoại tháp mức độ rất nặng91-93
6.Tổn thương não gây di chứng chức năng cơ quan khác (thị lực, thỉnh lực…) tính theo tỷ lệ % TTCT của cơ quan tương ứng 

Ví dụ về tỷ lệ thương tật khi chấn thương sọ não

Ông Nguyễn Văn A được xác định có Chấn thương sọ não: Tụ máu ngoài màng cứng. Người này có hình ảnh tổn thương rất rõ ràng trên kết quả chẩn đoán hình ảnh phim chụp cắt lớp vi tính sọ não. Hiện ông A đã được điều trị nhưng còn ổ dịch và không có di chứng thần kinh. Theo thông tư 22/2019/TT-BYT, giám định viên có thể lựa chọn tỷ lệ thương tật khi chấn thương sọ não của ông A trong khoảng từ 16 – 20%. Ví dụ trường hợp này, giám định viên quyết định chọn tỷ lệ thương tật là 18%.

2. Tỷ lệ thương tật khi chấn thương sọ não kết hợp với nhiều tổn thương khác

Trong trường hợp một người mà bị tổn thương tại nhiều vùng cơ thể khác nhau; việc xác định tổng % tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:

T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định).

T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n: Tn = {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

Ví dụ thương tật khi chấn thương sọ não kết hợp với nhiều tổn thương khác nhau

Ông Nguyễn Văn B được xác định có 03 tổn thương:

– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 – 65%;

– Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%;

– Chấn thương sọ não: Chảy máu dưới màng nhện có hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não và đã điều trị không có di chứng thần kinh, tỷ lệ % TTCT từ 11 – 15%;

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B được tính như sau:

Thương tật khi có nhiều tổn thương:

– T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT là từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).

– T2 = (100 – 63) x 41/100% = 15,17%.

– T3: Chảy máu dưới màng nhện có hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não và đã điều trị không có di chứng thần kinh, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư 22/2019/TT-BYT từ 11% – 15%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 11% đến 15%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 13%, thì tỷ lệ % TTCT của ông B được tính là: T3 = (100 – 63 – 15,17) x 13/100% = 2,84%

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là : 63% + 15,17% + 2,84% = 81,01%, làm tròn số là 81%.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 81%.

Ví dụ thương tật khi chấn thương sọ não có kèm tổn thương tâm thần

Trường hợp này cần phải giám định tại hai tổ chức: Tổ chức Giám định pháp y và Tổ chức Giám định pháp y tâm thần.

Ông Nguyễn Văn C (ông C) đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% (T1).

Sau đó ông C đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần; tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông C là 37%; tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông C như sau:

T1 đã được xác định là 45%;

T2 được xác định như sau: T2 = (100 – 45) x 37/100 = 20,35%.

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông C là = (T1+T2).

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn C là: 45% + 20,35% = 65,35%.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn C là 65%.

Bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được kết luận của bác sĩ pháp y

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Viết một bình luận