Phác đồ điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột ở trẻ em – BV Nhi đồng 1

Ngộ độc thuốc diệt chuột là tình trạng cấp cứu. Sau đây là Phác đồ điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột ở trẻ em do Bệnh viện Nhi đồng 1 phát hành năm 2020.

Ngộ độc thuốc diệt chuột bao gồm 2 loại: Ngộ độc thuốc diệt chuột thường (Phospho kẽm) và Ngộ độc thuốc diệt chuột Trung Quốc (Sodium Fluoroacetate và Fluoroacetamide).

Phác đồ điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột ở trẻ em - BV Nhi đồng 1

1. Phác đồ điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột Phospho kẽm ở trẻ em

Nguyên nhân: Trẻ ăn phải thức ăn có trộn thuốc diệt chuột Phospho kẽm hoặc súc vật bị ngộ độc.

1.1 Chẩn đoán

Triệu chứng thường nhẹ, trẻ chỉ nôn ói, đau bụng do ăn lầm thức ăn để bẫy chuột nên lượng độc chất ít.

Nếu ngộ độc lượng nhiều (tự tử bằng phospho kẽm nguyên chất): hạ huyết áp, khó thở, phù phổi, rối loạn nhịp tim, co giật, hôn mê, suy gan, suy thận và tử vong trong 4 ngày – 2 tuần.

1.2 Điều trị

a. Rửa dạ dày bằng Sulfate đồng: Pha 1 gói Sulfate đồng 0,5g với 5 lít nước chín, để có dung dịch 1/10.000. Sau đó rửa tiếp bằng dung dịch Natri Clorua 0,45% cho đến khi nước trong không mùi. Hiện nay rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím 1/5.000 không có bằng chứng về hiệu quả nên không còn được khuyến cáo.

b. Điều trị biến chứng suy gan, suy thận, suy hô hấp.

2. Phác đồ điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột Trung Quốc ở trẻ em

Thuốc diệt chuột Trung quốc có hai dạng: dung dịch màu hồng trong ống nhựa hay dạng hạt gạo nhuộm hồng. Độc chất là Fluoroacetate, Sodium Fluoroacetate hay Trifluoroacetamide ức chế chu trình Krebs làm ngưng hô hấp tế bào. Các cơ quan đích bị tổn thương là não (co giật), tim (rối loạn nhịp) và thận.

2.1 Chẩn đoán

• Uống hoặc ăn nhầm thuốc diệt chuột Trung Quốc.

• Nặng: rối loạn nhịp, sốc, toan chuyển hóa, suy hô hấp, cồ giật và hôn mê, suy thận.

• Xét nghiệm: ion đồ, đường huyết, khí máu, chức năng thận

2.2 Điều trị

• Rửa dạ dày.

• Than hoạt.

• Truyền dịch.

• Điều trị biến chứng: co giật, suy hô hấp, sốc, suy thận

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Viết một bình luận